Cách tự bảo dưỡng điều hòa tại nhà nhanh gọn hiệu quả

CÁCH TỰ BẢO DƯỠNG ĐIỀU HÒA TẠI NHÀ NHANH GỌN HIỆU QUẢ.
Khi nhắc đến bảo dưỡng những đồ điện tử, điện lạnh, người ta thường nghĩ ngay tới phương án tìm đến những đội ngũ kỹ thuật, những thợ bảo dưỡng chuyên nghiệp để cho chắc chắn và đảm bảo. Trong khi các bạn không biết rằng, việc bảo dưỡng đó các bạn có thể hoàn toàn tự làm tại nhà một cách đơn giản mà không cần nhờ đến sự giúp đỡ của nhũng người thợ bảo dưỡng, điều này sẽ giúp bạn chủ động cũng tiết kiệm được chi phí. Vậy bảo dưỡng điều hòa tại nhà như thế nào? Đừng quá lo lắng bởi bảo dưỡng điều hòa không khó như bạn tưởng, nhanh gọn, sạch sẽ là những gì chúng tôi đảm bảo sẽ mang đến cho bạn sau khi đọc xong bài chia sẻ dưới đây.

Bước 1: Vệ sinh mặt nạ điều hòa.

Vệ sinh mặt lạ là công việc đầu tiên bạn cần phải làm khi bảo dưỡng điều hòa tại nhà. Bạn hãy nhấc mặt trước của điều hòa lên cao hơn so với chiều ngang và kéo ra một cách từ từ. Sau đó dùng nước sạch và khăn mềm lau nhẹ nhàng, bạn có thể sử dụng nước tẩy rửa trung tính không quá mạnh để lau mặt nạ của điều hòa. Tuyệt đối không được dùng nước nóng hoặc các dung dịch như xăng, dầu, chất tẩy, giấy thô để lau chùi. Chú ý làm nhẹ tay tránh xước, xát, dập vỡ.
Sau khi vệ sinh xong, bạn lau khô bằng khăn sạch sau đó để cho khô hẳn.

ve-sinh-mat-na-dieu-hoa
ve-sinh-mat-na-dieu-hoa

Bước 2: Vệ sinh tấm lưới lọc không khí của điều hòa.

Tấm lưới lọc không khí nằm trong dàn lạnh là một trong những bộ phận hết sức quan trọng của điều hòa có tác dụng ngăn chặn những bụi bẩn, vi khuẩn có hại có trong không khí, đồ đạc mà chúng ta mang vào phòng, đem đến một bầu không khí trong lành, thoáng mát, sạch sẽ đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng. Do đó, tấm lưới lọc không khí có sạch sẽ, khô thoáng thì mới có thể đảm bảo điều hòa tỏa ra hơi lạnh ổn định và hiệu quả.
Bạn cần phải vệ sinh tấm lọc không khí thường xuyên vì phin lọc mà bám nhiều bụi bẩn thì năng suất làm lạnh của máy lạnh sẽ giảm hiệu quả rất nhiều, tiêu tốn nhiều điện năng hơn. Do đó, bạn nên vệ sinh tấm lọc này ít nhất 1 lần/tháng.
Để đảm bảo an toàn, trước khi vệ sinh, bảo dưỡng bạn nên ngắt hết nguồn điện, cầu dao điện. Sau đó tháo mặt nạ của điều hòa ra, tháo tấm lọc không khí ở bên trong và dùng máy hút bụi hút hết bụi trên tấm lọc. Tiếp đến dùng bình nước xịt rửa cho thật sạch, lau khô và phơi dưới bóng râm. Chú ý, tuyệt đối không xịt rửa bằng nước nóng, sấy khô ở nhiệt độ cao hoặc phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời.

ve-sinh-tam-loc-khong-khi
ve-sinh-tam-loc-khong-khi

Bước 3: Vệ sinh dàn lạnh của điều hòa.

Dàn lạnh của điều hòa tuy nằm bên trong nhưng sau một thời gian hoạt động sẽ có rất nhiều các mảng bám, bụi bẩn xuất hiện khiến điều hòa hoạt động kém hiệu quả, hơi lạnh, hơi nóng xuất hiện các mùi hôi khó chịu ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của người sử dụng. Do đó, để vệ sinh dàn lạnh hiệu quả nhất bạn cần dùng giẻ sạch hoặc túi nilon che kín phần bo mạch của dàn lạnh để tránh các tia nước trong quá trình xịt rửa bắn vào có thể gây chập cháy, hỏng máy. Đồng thời bạn cần sử dụng máng tôn để phía dưới để hứng nước. Tiếp đó, bạn dùng bình xịt nước áp lực xịt từ từ vào các khe kim loại, tránh xịt vào các bộ phận khác có thể làm hỏng máy và dùng các chất tẩy rửa chuyên dụng để làm sạch các mảng bám, khử mùi hôi.

ve-sinh-dan-lnah-cua-dieu-hoa
ve-sinh-dan-lnah-cua-dieu-hoa

Bước 4: Vệ sinh dàn nóng của điều hòa.

Cũng tương tự như dàn lạnh, dàn nóng của điều hòa sau một thời gian hoạt động sẽ có rất nhiều các bụi bẩn bám vào, do nó được lắp đặt ở bên ngoài, ít được bảo vệ, chịu nhiều tác động của môi trường như bụi bẩn, ẩm mốc, côn trùng . . . nếu không được vệ sinh định kỳ nó sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của quạt và block điều hòa.
Trước khi vệ sinh dàn nóng của điều hòa, bạn cần ngắt nguồn điện để tránh tình trạng điện giật, cháy, chập gây hỏng máy. Bạn dùng vòi nước hoặc bình xít nước áp lực xịt thẳng vào khe giữa các lá kim loại, cần chú ý xịt thẳng để các lá kim loại không bị lệch. Trong quá trình xịt rửa cần phải hết sức nhẹ nhàng, tránh làm dàn nóng bị biến dạng. Nếu bạn có lỡ tay làm biến dạng các lá kim loại thì hãy dùng vật mỏng, đầu nhọn vuốt theo chiều dọc cho thẳng lại, nhưng phải nhẹ tay tránh làm thủng các ống môi chất xuyên trong các lá kim loại.

ve-sinh-dan-nong-cua-dieu-hoa
ve-sinh-dan-nong-cua-dieu-hoa

Bước 5: Gắn lại mặt trước điều hòa.

Sau khi hoàn tất quá trình vệ sinh, bảo dưỡng dàn lạnh, các tấm lọc bụi và làm sạch mặt nạ của điều hòa, bạn hãy tiến hành lắp lại mọi thứ như cũ. Để khoảng 30 phút cho các thiết bị khô, sau đó bật máy lạnh và kiểm tra lại xem máy hoạt động có tốt không.
Những lưu ý khi bảo dưỡng điều hòa tại nhà:
– Trước khi vệ sinh, bảo dưỡng máy bạn cần ngắt hết nguồn điện, cầu dao điện. Phải đảm bảo đủ điều kiện an toàn khi bảo dưỡng.
– Bạn nên dùng giẻ sạch hoặc túi nilon để che kín phần bo mạch. Tuyệt đối không được để nước bắn vào làm ướt bo mạch của máy (nằm ở phía trên máy nén), có thể dẫn đến làm hỏng bo mạch.
– Tuyệt đối không xịt rửa bằng nước nóng, sấy khô ớ nhiệt độ cao hoặc phơi dưới ánh nắng mặt trời.
– Bạn nên vệ sinh tấm lọc thường xuyên nếu thấy nó bám bụi bẩn khoảng 1 lần/tháng, rửa dàn lạnh và dàn nóng định kỳ 6 tháng/lần để đảm bảo máy hoạt động tốt hơn

gan-lai-mat-truoc-dieu-hoa
gan-lai-mat-truoc-dieu-hoa

Mọi thắc mắc của quý vị xin liên hệ với chúng tôi.
☎ Hotline 24/7: 0902 199 698
☎ Điện thoại : 024 3256 8250
👉 Cơ sở 1 : 12 Lê Trọng Tấn, P. La Khê , Q. Hà Đông, TP. Hà Nội
👉 Cơ sở 2 : Tầng 1, chung cư Seasons Avenue Mỗ Lao Hà Đông‎
👉 Cơ sở 3 : 130 Khu đấu giá Kiến Hưng , P. Kiến Hưng ,Q. Hà Đông, TP. Hà Nội
👉 Cơ sở 4 : 36 vườn Cam, thôn Phú Đô, Q. Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội
📞 Đặt hàng trực tuyến nhận hàng trực tiếp.

Hãy là người đánh giá sản phẩm đầu tiên!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *